Ăn tỏi. Hợp chất allicin, vitamin A, C, E, khoáng chất selen, lưu huỳnh và kẽm là những chất quan trọng với chức năng miễn dịch trong cơ thể. Các chất này cũng giúp cơ thể chống lại bệnh nhiễm trùng, cảm lạnh, cúm, cũng như chứa các đặc tính chống vi khuẩn, chống virus.
Ăn rong biển. Rong biển không chỉ vô cùng bổ dưỡng, mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc bệnh và nhiễm trùng. Ngoài ra, rong biển còn là nguồn thực phẩm cung cấp kẽm và chất chống oxy hóa quan trọng với sức khỏe miễn dịch.
Bệnh cảm lạnh, cảm cúm... có thể ngừa được qua cách chúng ta bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể - Ảnh: Shutterstock
|
Tiếp xúc ánh sáng mặt trời. Vitamin D bảo vệ chúng ta khỏi bệnh tật và một loạt các bệnh mãn tính như ung thư, bệnh tim mạch và tiểu đường. Tiếp xúc ánh sáng mặt trời là cách dễ nhất và lành mạnh nhất để có đủ vitamin D. Vì vậy, hãy dành 10-15 phút mỗi ngày cho mặt, cánh tay và bàn tay tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Uống trà xanh. Hợp chất phenolic trong trà xanh làm tăng hoạt động và số lượng của các tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn và virus cảm lạnh, cảm cúm. Uống 3 ly trà xanh mỗi ngày là lý tưởng nhất.
Bổ sung vitamin C. Vitamin C là một trong những dưỡng chất giúp tăng cường miễn dịch tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa các bệnh. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ các tế bào từ các gốc tự do, và có tác dụng kháng virus, kháng khuẩn và chống dị ứng. Hãy ăn nhiều cam quýt, rau mùi tây, dâu, ớt đỏ và kiwi.
Ăn sữa chua. Loại thực phẩm lên men dinh dưỡng này có khả năng cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe miễn dịch của chúng ta. Các vi khuẩn sống (acidophilus và bifidus) giúp tăng cường sức khỏe và sự phát triển của vi khuẩn có ích cho ruột.
Bổ sung kẽm. Kẽm cần thiết cho việc sản xuất các tế bào máu trắng giúp cơ thể chống lại bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng. Kẽm có tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do, được tìm thấy trong các loại thịt, sữa và các loại ngũ cốc thô.
Nguyễn Đan