Diễn tiến khả năng lây lan cúm H5N1 cũng đang theo chiều hướng phức tạp, nhất là khi phát hiện chim yến nhiễm H5N1. Một lần nữa khẩu hiệu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh” vẫn là ưu tiên số 1. Một số lưu ý căn bản nhưng cần thiết cho việc phòng ngừa:
* Tăng cường vệ sinh ăn uống
- Chỉ ăn thịt, trứng và các sản phẩm khác của gia cầm được nấu chín kỹ.
- Chỉ mua gia cầm và sản phẩm gia cầm rõ nguồn gốc và đã được kiểm dịch không bị bệnh.
- Không ăn tiết canh.
- Không làm thịt và ăn các loại gia cầm ốm, chết.
* Tăng cường sức khỏe và khả năng phòng bệnh
- Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm, trước khi ăn.
- Rèn luyện thân thể, giữ ấm cơ thể để nâng cao khả năng phòng bệnh.
- Nên thay, giặt quần áo, rửa giày dép hằng ngày.
* Hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh
- Hạn chế tiếp xúc gia cầm kể cả khi chúng còn khỏe.
- Chỉ giết mổ gia cầm khỏe; đeo khẩu trang, găng tay khi giết mổ; rửa dao, thớt bằng nước sôi sau khi giết mổ; nên có hai thớt để thái thịt sống và thái thịt chín.
- Không cho trẻ em tiếp xúc với gia cầm hoặc chơi cạnh chuồng gia cầm.
* Hãy đến ngay cơ sở y tế
Sốt cao trên 380C, ho, đau ngực, khó thở kèm theo đau đầu, đau cơ mệt mỏi... cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
* Làm gì khi trong gia đình có người nhiễm cúm?
- Đưa người bệnh đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
- Những người sống trong cùng gia đình cần đến cơ sở y tế để xét nghiệm.
- Sử dụng thuốc kháng virút theo chỉ định của thầy thuốc.
- Phải khử trùng, vệ sinh nhà cửa theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
- Khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang.
|