Thời gian thụ thai kéo dài làm tăng tình trạng rối loạn thần kinh ở trẻ

 

Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Hà Lan tiến hành tìm hiểu sự phát triển thần kinh của 209 trẻ lứa 2 tuổi.

Khả năng sinh sản kém của bố mẹ ảnh hưởng sự phát triển thần kinh của trẻ
Khả năng sinh sản kém của bố mẹ ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ - Ảnh: Shutterstock
Bố mẹ của tất cả trẻ đều phải rất cố gắng để thụ thai và phần lớn bố mẹ đều được điều trị khả năng sinh sản. Khả năng sinh sản kém là khi không thể thụ thai sau 12 tháng.

Nhóm nghiên cứu nhận thấy có 8% trẻ gặp phải tình trạng rối loạn thần kinh nhẹ.

Họ cũng phát hiện, mất nhiều thời gian để thụ thai làm tăng 30% nguy cơ sinh con bị rối loạn thần kinh nhẹ.

Nhóm nghiên cứu tìm hiểu sự vận động, tư thế và độ khỏe mạnh của cơ bắp, sự phản xạ, phối hợp tai-mắt ở trẻ, có xem xét đến tuổi tác của bố mẹ.

Họ thống kê được thời gian chờ để thụ thai trung bình là khoảng 4 năm, nhưng dao động từ 1,6 năm đến 13 năm.

Bố mẹ có con không bị rối loạn thần kinh thì mất trung bình 2 năm và 8 tháng để thụ thai, dao động từ 1 tháng đến 13 năm.

Người đứng đầu cuộc nghiên cứu, Giáo sư Mijna Hadders-Algra tại Khoa Nhi, bộ môn Thần kinh phát triển, Trường đại học Groningen (Hà Lan) nói, kết quả nghiên cứu cho thấy càng mất thời gian để thụ thai thì trẻ càng dễ mắc phải những rối loạn thần kinh.

Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh của trẻ không phải là do quá trình thụ tinh trong ống nghiệm, mà là khả năng sinh sản kém của bố mẹ, ông bổ sung.

Nghiên cứu được công bố trực tuyến trên Fetal & Neonatal Edition of Archives of Disease in Childhood.

http://www.thanhnien.com.vn

Chia sẻ :