Một số bệnh nhiễm khuẩn trong tai mũi họng


Image
(ảnh sưu tầm)
Mũi là nơi tiếp xúc đầu tiên với sự thông khí của đường thở. Không khí đi qua Mũi sẽ được lọc sạch, sưởi ấm và bão hoà độ ẩm. Tai nghe được bình thường phải có sự thông khí với phần Họng Mũi của ống Họng (vòi nhĩ là một ống nhỏ nối thông từ Họng lên tai giữa). Sự thông thương qua vòi nhĩ giải thích cho những nhiễm khuẩn từMũi Họng lan lên tai gây viêm tai - chảy mủ.

Khi bị nhiễm khuẩn (vi khuẩn virut), Mũi và Họng thường bị trước, rồi từ đó lan xuống đường hô hấp dưới. Viêm mũi, viêm Mũi họng, viêm họng, viêm V.A, viêm amiđan (khẩu cái), viêm thanh quản – đó là nhiễm khuẩn hô hấp trên (NK HHT). Nó có thể gây ra biến chứng tại vùng TMH (như viêm xoang, viêm tai chảy mủ) hoặc xuống đường thở (như viêm phế khí quản, viêm phổi), có thể còn viêm hạch, áp xe hạch của vùng cổ, viêm áp xe trung thất (trong lồng ngực), thậm chí khi nuốt dịch mủ bẩn làm viêm các đường tiêu hoá. Hoặc các biến chứng toàn thân như: nhiễm khuẩn huyết, thấp tim, viêm cầu thận, viêm khớp...

Một số bệnh TMH thường gặp ở trẻ

Viêm Mũi họng:
 Đây là loại bệnh khá phổ biến ở trẻ em, thường gặp từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7-8 tuổi. Đó là tình trạng viêm niêm mạc của hốc Mũi và vùng Họng mũi. Có biểu hiện lành tính, hay tái phát tới 3 hoặc 5-6 lần trong năm. Bệnh này do virut gây ra như: cúm, giả cúm, adeno virut... nó có thể bị bội nhiễm thêm vi khuẩn và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như loại vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A, phế cầu, tụ cầu....

Biểu hiện: Sốt cao đột ngột tới 39-400C. Trẻ nhỏ bị kích thích, vật vã, quấy khóc, có thể kèm nôn, trớ, tiêu chảy. Xuất hiện tắc mũi, trẻ phải thở bằng miệng nên ăn kém, bỏ bú. Kèm chảy nước Mũi trong hoặc nhầy, dần dần là mủ nhầy trắng. Ho húng hắng hoặc ho nhiều, ho khan, kèm theo thường nổi hạch dưới hàm, sau góc hàm, nắn đau. Khám thấy niêm mạc mũi, Họng đỏ đọng nhiều xuất tiết nhầy ở hốc mũi, chảy xuống họng. Có thể thấy màng nhĩ (tai) sung huyết đỏ.

Diễn biến và biến chứng: Viêm Họng Mũi do virut thường hay tái phát nhiều lần trong năm, nhất là khi thay đổi thời tiết. Không điều trị tốt có thể bội nhiễm các loại vi khuẩn và có các biến chứng như: viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp, viêm thanh quản cấp, viêm thanh khí phế quản, viêm hạch và áp xe hạch vùng cổ, áp xe thành sau họng.

Hướng điều trị: Không có phương pháp điều trị đặc hiệu mà chỉ cần điều trị triệu chứng và đề phòng các biến chứng :
- Hạ sốt
- Giảm viêm, giảm sung huyết đỏ, phù nề.
- Chống tắc ngạt mũi: nhỏ Mũi sulfarine, epshedrine 1%...
- Sát trùng mũi: nhỏ Mũi Argirol 1%, 2%, nước muối sinh lý 90/00
- Trẻ lớn cho xúc Họng nước T.B, nước muối loãng 90/00
- Cho trẻ ăn đủ chất và uống thêm các vitamin nhóm B, C....

Lưu ý: Kháng sinh chỉ nên dùng khi có biến chứng, khi có bội nhiễm gây chảy Mũi mủ đặc xanh. Khi bị viêmMũi Họng cần cho trẻ khám TMH hoặc nhi khoa. Nếu bị tái phát nhiều lần trong năm cần phải đi khám chuyên khoa TMH để kiểm tra sự quá phát và nạo V.A nếu cần thiết.

Viêm V.A cấp: Là tình trạng nhiễm khuẩn cấp tính gây xung huyết, sinh mủ của các tổ chức amidan khu trú ở vùng Họng mũi. Bệnh này rất thường gặp ở trẻ em từ 1 đến 7-8 tuổi. Thường do vi khuẩn hoặc virut gây ra.

Biểu hiện: Trẻ sốt cao 38-400C, mệt mỏi, quấy khóc, ăn kém, bỏ bú, khi ngủ hoảng hốt giật mình. Có thể kèm sốt cao co giật, kích thích vật vã. Tắc ngạt Mũi cả hai bên, trẻ phải há miệng để thở, kèm chảy Mũimủ nhầy trắng, lâu dần chảy Mũi mủ xanh. Thường kèm ho khan hoặc có đờm nhầy, nổi hạch dưới hàm, sau góc hàm. Khám thấy niêm mạc mũi, Họng sung huyết đỏ, sàn Mũi và thành sau Họng đỏ nhiều mủ nhầy hoặc mủ đặc xanh, màng, nhĩ (tai) xung huyết đỏ.

Diễn biến và biến chứng: Nếu không điều trị tốt, viêm V.A thường gây ra các biến chứng. Bệnh thường tái phát nhiều đợt viêm cấp trong năm gây ra quá phát tổ chức V.A và được gọi là viêm V.A mãn tính (Vêgtations Adenoides). Ngoài ra các biến chứng như đã đề cập trong viêm Mũi Họng cấp, viêm V.A làm cho trẻ chậm phát triển về tinh thần, vận động và để lại những di chứng về phát triển của vùng hàm mặt và lồng ngực (bộ mặt V.A do tắc Mũi kéo dài thở bằng miệng).

Hướng điều trị:
- Kháng sinh
- Hạ sốt, giảm đau
- Chống viêm, giảm phù nề, sung huyết
- Nếu có co giật cần cho thuốc an thần cho trẻ em
- Nhỏ Mũi các thuốc co mạch, sát khuẩn
- Nhỏ tai (Chloramphenicol 40/00)
http://bibi.vn

Chia sẻ :