Bệnh viêm tai không chảy mủ ở trẻ em

Có mủ chảy ra ống tai ngoài. Có một loại viêm tai giữa, không chảy mủ màng nhĩ đóng kín, và lại ảnh hưởng nhiều đến sức nghe, bệnh lại khó phát hiện vì không có dấu hiệu chảy mủ tai, chỉ thấy trẻ ít chú ý, nghe kém dần. Đó là bệnh viêm tai màng nhĩ đóng kín.

 

viemtai.jpg
Viêm tai không chảy mủ có thể để lại di chứng nghe kém nhiều (điếc), cũng có thể tạo nên loại mủ thối

 

Nguyên nhân: Loại này do tắc vòi nhĩ đơn thuần và không kèm nhiễm trùng bởi V.A, viêm mũi họng cấp diễn tái phát nhiều lần ở trẻ em… Sự bít tắc của vòi nhĩ làm cho không có không khí lên tai giữa (hòm nhĩ), không khí trong hòm nhĩ bị tiêu dần giảm áp lực, màng nhĩ lõm xẹp lại, xơ dày, mất đi các mốc giải phẫu bình thường.

 

Lâu dần niêm mạc lót trong hòm nhĩ bị thoái hoá tiết dịch (ít - không nhiễm trùng), làm giảm sự di động của chuối xương con và sức giảm sức nghe. Quá trình thoái hoá màng nhĩ có thể xuất hiện và hình thành vôi, xơ hoặc mảnh trắng như của loại mủ thối (cholesteatoma). Khả năng nghe kém dần. Hiện nay viêm tai thanh dịch chứa một tỷ lệ khá cao ở tất cả các nước và nó có xu hướng tăng lên, còn viêm tai giữa cấp chảy mủ thì lại có xu hướng giảm đi. Và chính nó là một nguyên nhân gây nghe kém tiếng tàng ở trẻ em, rất khó phát hiện.

  

Biểu hiện của viêm tai không chảy mủ

 

Bệnh gặp ở trẻ em bị viêm V.A, có cơ địa dị ứng, thể tạng tân (hay nổi hạch - sốt vặt, quá phát Amidan, V.A sớm), trẻ còi xương suy dinh dưỡng , hay bị sốt vặt, chảy mũi viêm mũi họng.

 

Trong tiền sử bệnh thường bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, chảy mũi, ho thúng thắng khi thay đổi thời tiết, chuyển mùa. Khi độ ẩm cao, mưa dầm…

 

Sau mỗi đợt viêm họng, chảy mũi trẻ lại kêu khó chịu ở tai (trẻ em lớn) - nghe kém đi, đôi khi đau tai thật sự. Dù không điều trị bệnh cũng giảm đi từ từ. Không thấy chảy mủ tai. Cứ nhiều lần như vậy trẻ nghe kém dần, có thể nghe kém nhiều, giảm đi sự nhanh nhạy - nhiều khi cô giáo lại phát hiện được điều này chứ không phải cha mẹ.

 

nhomui1.jpg
Cần nhỏ các thuốc co mạch sát trùng khi trẻ bị viêm - sốt - chảy mũi hoặc những khi thay đổi thời tiết

 

Thăm khám dưới nội soi phóng đại mới có thể phát hiện được (phải nhờ cậy bác sĩ Tai Mũi Họng). Màng nhĩ bị mất các mốc giải phẫu (như xung huyết đỏ, dầy đục, kém bóng sáng…) và màng nhĩ có thể lõm vào trong, hoặc có ngấn mức dung dịch trong hòm nhĩ.

 

Thăm khám mũi họng sẽ thấy có biểu hiện của viêm V.A mãn tính. Hoặc hay bị viêm mũi -họng, hoặc bị co thắt phế quản - cơ địa dị ứng.

 

Ở trẻ lớn có thể được đo thính lực (sức nghe bị giảm) hoặc đo nhĩ lượng (có biểu hiện bản tắc - tắc vòi nhĩ).

 

Điều trị và phòng bệnh

 

Khi gặp các trẻ này cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tai - mũi - họng, theo dõi các giai đoạn tổn thương. Dị ứng của viêm tai thanh dịch (không chảy mủ) có thể cònkéo dài cho tới khi trẻ lớn.

 

Ở các giai đoạn sớm phải điều trị mũi họng, nạo V.A. Ở các giai đoạn có thể phải đặt ống thông nhĩ (đặt một ống chữ T có 2 ngành lọt vào hòm nhĩ, một ống chui qua màng nhĩ ra ống tai ngoài - để giải quyết sự thông nhĩ của hòm nhĩ - thay cho bít tắc ống vòi nhĩ từ họng lên).

 

Điều quan trọng nhất là phải giữ cho mũi - họng không bị viêm tái phát nhiều lần, cần nhỏ mũi các thuốc co mạch sát trùng khi trẻ bị viêm - sốt - chảy mũi hoặc những khi thay đổi thời tiết.

 

Viêm tai không chảy mủ cũng có thể để lại di chứng nghe kém nhiều (điếc), cũng có thể tạo nên loại mủ thối (có choleteatoma) nguy hiểm. Hy vọng chúng ta có các khái niệm đẩy đủ về chảy tai và các nguyên nhân để phòng bệnh tốt hơn nữa cho trẻ em.

http://www.tin247.com

Chia sẻ :