Viêm phổi nặng sau khi lụt vào nhà

Sau khi uống thuốc vài ngày nhưng triệu chứng ho và sốt không đỡ, ông N. sốt cao hơn và bắt đầu than tức ngực khó thở và đưa được đi khám bệnh. Các bác sĩ cho biết ông N. bị viêm phổi nặng và phải dùng đến 2 loại kháng sinh phổ rộng đắt tiền. Nguyên nhân là do ông lớn tuổi, sức đề kháng yếu và đang mắc thêm nhiều bệnh mạn tính: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim thiếu máu cục bộ, cho nên khi cơ thể đột ngột nhiễm lạnh từ mưa và lụt trong nhà thì ông phát bệnh. Đầu tiên là ông N. bị viêm đường hô hấp trên, sau đó do không đi chữa bệnh tại bệnh viện, ông N. bị nặng hơn xuống tới đường hô hấp dưới.

Người cao tuổi cần hạn chế dầm mình trong nước lạnh.

Mùa mưa lũ – người cao tuổi cần phòng viêm phổi

Trong mùa mưa lũ, lụt bão, người cao tuổi cần phải phòng ngừa viêm phổi, nhất là những người đang mắc các bệnh mạn tính, những người già suy kiệt. Vì viêm phổi ở đối tượng này dễ nặng và gây tử vong. Ở các nước phát triển, tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở người cao tuổi trên 65 tuổi là 10 – 15%. Còn ở các nước đang phát triển tỷ lệ tử vong cao hơn.

Viêm phổi là hiện tượng viêm nhiễm của nhu mô phổi bao gồm phế nang, túi phế nang, ống phế nang, tổ chức lên kết khe kẽ và viêm tiểu phế quản tận cùng. Nguyên nhân do vi khuẩn, virus, kí sinh vật, ứ đọng, hít, bức xạ, dầu…

Triệu chứng

Người bệnh sốt 38 – 40oC, ho khan, nhức đầu, mệt mỏi, nôn mữa, chướng bụng, đau các cơ, đau ngực, chán ăn, đôi khi rét run. Lúc đầu, bệnh nhân có các biểu hiện viêm đường hô hấp trên, gần giống cảm cúm: hắt hơi, sổ mũi, sưng niêm mạc mũi, đau rát họng, khạc đờm nhầy hoặc nhầy mủ, nổi hạch vùng cổ (hạch mềm, không đau). Những người già yếu, cơ thể suy nhược, khả năng miễn dịch kém có thể bị suy hô hấp với các biểu hiện khó thở, tím tái.

Điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virút gây bệnh:

- Thời tiết lạnh, mùa đông, dầm mưa, lụt bão.

- Cơ thể suy yếu, già yếu, còi xương.

- Nghiện rượu.

- Chấn thương sọ não, hôn mê.

- Mắc bệnh phải nằm điều trị lâu, bệnh mạn tính (gan, thận, phổi…), đái tháo đường, ung thư, bệnh máu ác tính, người dùng các thuốc giảm miễn dịch dài ngày.

- Biến dạng lồng ngực, gù, vẹo cột sống.

- Bệnh ở tai mũi họng: viêm xoang, viêm amiđan.

- Bệnh tắc nghẽn đường hô hấp.

Biến chứng

Tại phổi: xẹp phổi, áp-xe phổi, viêm phổi mạn tính.

Ngoài phổi: tràn dịch, tràn mủ màng phổi, viêm màng ngoài tim.

Xa hơn: viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, viêm khớp phế cầu, viêm màng não, viêm phúc mạc, viêm tai xương chũm, viêm thận.

Tim mạch: nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu, rung nhĩ, suy tim, sốc.

Tiêu hóa: vàng da do suy gan, liệt hồi tràng, tiêu chảy.

Thần kinh: vật vã, mê sảng.

Phòng bệnh

- Giữ ấm đầu, cổ, ngực trong mùa lạnh, mưa, lụt bão.

- Không hút thuốc lá, thuốc lào, rượu, bia.

- Tiêm vắc-xin ngừa cúm.

- Rửa tay thường xuyên.

- Ăn uống hợp lý và thường xuyên luyện tập để tăng cường thể lực.

- Điều trị tốt ổ nhiễm khuẩn ở vùng tai mũi họng, nhất là viêm xoang có mủ, viêm amiđan có mủ, viêm họng.

- Điều trị tốt đợt cấp viêm phế quản mãn tính.

http://suckhoegiadinh.org

Chia sẻ :