Bé cảm lạnh do thiết bị làm mát trong nhà

Vừa buổi chiều Đức Anh còn tung tăng chơi đùa vui vẻ cùng lũ bạn dưới sân khu tập thể nhưng đột nhiên nửa đêm sốt đùng đùng, bố mẹ phải đưa bé vào bệnh viện khám. Bác sỹ nói bé bị nhiễm lạnh đột ngột và cần phải được tiêm kháng sinh khẩn cấp. Sau khi tìm hiểu thói quen sinh hoạt hằng ngày của gia đình, thì bác sỹ kết luận căn nguyên không có gì xa lạ chính là từ chiếc quạt điện bố mẹ vẫn bật vù vù vào đêm mùa hè oi bức.

Sáng đánh răng cho bé Diệu Ly, chị Liên mẹ bé vô cùng xót xa khi nhìn thấy bé hắt hơi sổ mũi liên tục, nước mắt chảy đỏ hoe. Bé nuốt nước bọt khó khăn, sờ vào người thì hâm hấp nóng. Ôi thôi, chắc chắn thủ phạm chính là cái điều hòa mà anh chị vẫn bật cả đêm với ý nghĩ tạo cho cả gia đình giấc ngủ ngon lành.  Cho con súc miệng vội bằng nước muối và chuẩn bị cho bé ăn sáng xong, chị Liên đành gọi cho cô giáo xin cho con nghỉ học để đưa con tới phòng khám trong sự hối hận vô bờ bến vì đã không thức dậy điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa.

Bé nhiếm lạnh do thiết bị làm mát trong gia đình

Trường hợp bé Đức Anh và Diệu Ly trên đây là một trong hàng vạn ví dụ cho những trường hợp bé bị nhiễm lạnh do thói quen bật các thiết bị làm mát trong mùa hè nóng nực. Nhiều bậc phụ huynh có thói quen bật quạt và điều hòa và cứ thế để suốt đêm mà quên rằng thân nhiệt của bé rất nhạy cảm với môi trường xung xuanh. Đặc biệt, vào những ngày cuối hè, cái lạnh se se đã bắt đầu len lỏi thời gian từ cuối đêm đến sáng khiến con yêu của bạn rất dễ bị nhiễm lạnh và lăn ra ốm. Thậm chí, một số phụ huynh còn có thói quen đóng kín cửa bật điều hòa và bật quạt khiến cho không khí không thể lưu thông, các vi khuẩn lây bệnh không thoát khỏi phòng ngủ và gây bệnh cho đường hô hấp vốn đã rất non nớt của bé yêu.

Triệu chứng và cách chữa trị

Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, xổ mũi, tịt mũi và hắt xì hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh. Trẻ bị cảm lạnh sẽ hắt hơi, xổ mũi và ho liên tục cho đến viêm họng, viêm phổi và phế quản.

Nếu chẳng may bạn bất cẩn khi dùng quạt điện và điều hòa khiến con nhiễm lạnh, bạn hãy thực hiện một số cách đơn giản sau đây trước khi cần đến sự giúp đỡ của bác sỹ:

- Nhỏ nước muối sinh lý cho con vào hốc mũi để giảm nghẹt mũi.

- Chạy máy giữ độ ẩm và thoáng mát để làm tăng độ ẩm của không khí.

- Bôi kem mềm lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi.

- Cho trẻ trên 3 tuổi ngậm viên kẹo hoặc thuốc ho để giảm sưng họng.

- Tắm nước ấm hoặc nằm đệm sưởi để làm bớt tình trạng đau mỏi cơ.

- Ngoài ra có thể bổ sung thêm vitamin C hoặc kẽm theo chỉ dẫn để tăng sức đề kháng cho bé.
http://tuvansuckhoe.vn

Chia sẻ :