Hội chứng tai ở người sau khi bơi hay viêm tai ngoài cấp là gì ?
Viêm tai ngoài cấp hay hội chứng tai ở người sau khi bơi là một tình trạng nhiễm trùng vùng da bao phủ ống tai ngoài. Viêm tai ngoài cấp thường do nhiễm streptococcus, staphylococcus, hay pseudomonas.
Hội chứng tai ở người sau khi bơi thường là do tiếp xúc quá nhiều nước. Khi nước tràn đầy trong ống tai, ráy tai sẽ thấm nước làm cho da trong ống tai trở nên ẩm ướt và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng là cảm giác đầy tai, lùng bùng tai hay có thể ngứa. Sau đó ống tai sưng phồng và chảy mủ. Ở giai đoạn này, tai rất đau đặc biệt là khi lắc vành tai. Ống tai có thể sưng nhiều làm bít ống tai và một bên mặt có thể đỏ. Các hạch ở cổ có thể to ra, và hàm có thể trở nên khó mở.
Viêm tai ngoài mạn là gì ?
Viêm tai ngoài mạn có thể là do nhiễm trùng, bệnh da (chàm hay tăng tiết bã nhờn ), nấm (Aspergillosis), sự kích thích thường xuyên ( ngoáy tai), dị ứng, chảy mủ mạn từ tai giữa, u (hiếm), hay có thể đơn thuần sau một thói quen tâm thần là thường xuyên cào gãi tai. Một bệnh nhân đã hay đang bị chàm ở ống tai, sau đó có chảy dịch đen, điều này gợi ý nhiễm nấm kèm theo.
Những phương pháp chuẩn trong điều trị và dự phòng (được nói phần sau ), thường điều trị tất cả viêm tai ngoài cấp và viêm tai ngoài mạn. Tuy nhiên, ở những người bệnh đái tháo đường hay suy giảm miễn dịch, viêm tai ngoài mạn có thể rất nặng (viêm tai ngoài ác tính). Viêm tai ngoài ác tính là sự nhầm lẫn bởi vì đây không phải là bệnh do khối u ác tính mà do sự nhiễm khuẩn lan vào nền sọ.
Điều trị viêm tai ngoài như thế nào ?
Không đề cập đến nguyên nhân, thì hai yếu tố ẩm ướt và kích thích luôn tồn tại mọi loại viêm tai ngoài. Từ nguyên nhân này, nên giữ tai luôn khô ráo, trong khi tắm hay bơi dùng một nút bấc (được thiết kế đặc biệt ngăn nước vào tai ), hay dùng miếng vải cotton thấm vaselin chặn bên ngoài.
Nên tránh cào gãi hay ngoáy tai bằng que bên trong ống tai. Thói quen này làm tăng sự kích thích da, và tệ nhất là làm nặng thêm bệnh. Thực tế, gãi bên trong tai không làm tai bớt ngứa hơn, và vài loại thuốc không có hiệu quả lắm. Núm tai nghe (máy trợ thính hay ống nghe của bác sĩ) không nên đeo cho đến khi tai hết sưng và chảy mủ.
Điều trị chung nhất gồm thuốc kháng sinh nhỏ tai (Cortisporin, Volsol, Cipro) có hay không có kèm kháng sinh uống. Những loại thuốc này nên dùng trực tiếp.
Trong một vài trường hợp, một miếng bấc được đặt vào trong ống tai để giữ tai luôn mở và giữ kháng sinh duy trì trong ống tai lâu hơn. Một cách định kì hay thường xuyên hút dịch giúp ống tai luôn thoáng, lấy những mô chết, và làm giảm số lượng vi khuẩn.
Có thể dự phòng viêm tai ngoài như thế nào ?
Giảm tiếp xúc với nước. Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng thì có lời khuyên bạn nên sử dụng bấc tai khi tắm hay bơi. Nhỏ cồn ( dung dịch thường dùng sau khi bơi ) sau khi tiếp xúc với nước hoặc làm khô tai với máy sấy tóc đặt các tai khoảng một cánh tay giúp tai luôn khô ráo.
Đừng đưa bất cứ dụng cụ nào vào tai hay ngoáy tai hay gãi tai.
Giữ tai luôn không có ráy tai. Điều này đòi hỏi bạn đến bác sĩ đều đặn để làm sạch tai, hay bạn có thể chịu đựng thì dùng những dụng cụ có kích thước phù hợp để lấy ráy tai.
Nếu bạn đã bị nhiễm trùng tai, hay nếu bạn bị thủng màng nhĩ hay nếu bạn đã từng phẫu thuật tai và có đặt ống trong tai, bạn nên tham vấn bác sĩ trước khi bơi hay trước khi dùng bất cứ loại thuốc nhỏ nào.
Có thể dự phòng bằng dung dịch rẻ tiền và dễ làm là trộn cồn và giấm trắng với tỉ lệ bằng nhau (50:50). Dung dịch này làm tăng sự bốc hơi của nước trong ống tai và có tính chất kháng khuẩn.
Nhỏ dầu khoáng có thể giúp bảo vệ tai khỏi nước khi da bị khô dầy sừng.
Tại sao tai ngứa ?
Ngứa tai có thể làm người ta phát rồ lên. Đó có thể là dấu hiệu đầu tiên của nhiễm trùng. Nhưng nếu nó mạn tính thì có thể là do bệnh viêm da mạn tính trong ống tai. Chữa khỏi triệu chứng này thì thật là khó, nhưng có thể làm giảm bớt với những dung dịch kháng viêm (steroid) và kem thoa.
Những người có vấn đề này thì tăng nguy cơ nhiễm trùng cấp. Việc sử dụng bấc, dung dịch cồn, và không chọc ngoáy tai là phương pháp dự phòng nhiễm trùng tốt nhất. Những loại thuốc điều trị dị ứng có thể giúp ích được.
Làm gì nếu có dị vật hay côn trùng chui vào trong tai ?
Dị vật thường là do trẻ con đẩy vào hay do sơ ý khi lau tai hay gãi tai. Thường kèm theo nhiễm trùng tai ngoài. Lấy đi dị vật trong ống tai có thể rất khó khăn, và chỉ nên thực hiện bởi một bác sĩ chuyên khoa để đạt được an toàn. Thường có thể gắp dị vật ở phòng khám, nhưng đôi khi cần phải gây mê toàn thân khi dị vật mắc quá sâu hay bệnh nhân không hợp tác.
Điều quan trọng cần nên nhớ nguyên nhân của những tổn thương thường gặp ở tai sau khi lấy dị vật là những tổn thương không cố ý xảy ra khi cố gắng lấy dị vật.
Côn trùng, kiến, dán hay rệp có thể chui vào trong tai. Những con muỗi nhỏ có thể bị mắc kẹt trong ráy tai và không thể bay ra được. Chúng ta thường đuổi chúng bằng nước ấm. Côn trùng hay rệp lớn hơn không thể ra được và quay lòng vòng trong ống tai. Nếu côn trùng hay rệp vẫn còn sống. Đầu tiên, nên giết chúng bằng cách làm đầy tai với dầu khoáng, dầu khoáng làm chúng ngộp, sau đó đến gặp bác sĩ để lấy chúng ra.
Tóm lược
Viêm tai ngoài, hay hội chứng ở người sau khi bơi là một tình trạng nhiễm trùng da ở ngoài ống tai và có thể xả ra ở dạng cấp tính hay mạn tính.
Tiếp xúc quá nhiều với nước hay thường xuyên dùng ngoáy tai là những yếu tố nguyên nhân quan trọng.
Ngứa tai, cảm giác đầy tai, sưng phồng, chảy dịch và đau là những triệu chứng sớm.
Nhỏ kháng sinh và tránh nước thường xuyên là điều cần thiết trong điều trị.
Dùng dụng cụ vệ sinh tai cá nhân có thể tránh nhiễm trùng tốt nhất.
Theo BSGĐ