Cứu sống 20 bệnh nhi bị chân tay miệng nặngiêm đường tiết niệu ở trẻ

Khoảng 20 ca bệnh này đều thuộc độ tuổi dưới 3 và đều đòi hỏi sự nỗ lực cao từ các bác sĩ cũng như phải dùng tới các thuốc đặc hiệu đắt tiền.


Các bác sĩ tại khoa Nhi (BV Trung ương Huế) chăm sóc cho bệnh nhân bị tay chân miêng

Mới nhất là bé trai Phan Văn Vũ Nguyên (gần 2 tuổi, quê ở Quảng Trị) bị tay chân miệng nặng ở mức 2B (mức rất nặng, nếu không xử lý kịp sẽ khó hồi phục hay tử vong). Sau khi dùng thuốc đặc hiệu, em Nguyên đã qua cơn nguy hiểm hiện đang được điều trị tiếp tục tại phòng cấp cứu của khoa Nhi.


Em Phan Văn Vũ Nguyên là bệnh nhân mới nhất được các bác sĩ chữa trị qua cơn nguy hiểm

“Hiện tình hình bệnh này vẫn đang diễn biến phức tạp ở mức độ cao. Trong thời gian tới có thể có nhiều bệnh hơn nữa. Số lượng người bệnh sau Tết tăng hơn so với trước Tết. Ước tính mỗi ngày khoa tiếp và khám 10-15 bệnh nhi có dấu hiệu tay chân miệng cả nhẹ và nặng. Riêng cấp độ nặng có nguy cơ tử vong do ảnh hưởng đến thần kinh và tim”, BS Tuấn cho biết.

Để giúp mọi người có thêm kiến thức về việc phòng, chữa bệnh tay chân miệng có hiệu quả, BS Tuấn khuyến cáo “đối với trẻ khỏe mạnh thì nên giữ vệ sinh tay và vệ sinh thân thể sạch sẽ. Trẻ phải ăn uống vệ sinh, tránh tiếp xúc với các cháu bị bệnh. Trường hợp nhà có cháu mắc bệnh tay chân miệng thì nên phải cách ly với các cháu khác, nếu không sẽ rất dễ lây bệnh.

1 bệnh nhi bị tay chân miệng điều trị tại khoa Nhi với lòng bàn tay nổi những vết đỏ như phỏng

Các cháu bị bệnh nhẹ có dấu hiệu giật mình, tay chân run. Nếu nặng thì bị co giật, suy hô hấp, trụy tim mạch. Kèm theo đó là xuất hiện các vết phỏng nhỏ ở cánh tay, lòng bàn chân, bàn tay, miệng; có thể có sốt hay không sốt. Người nhà thấy vậy lập tức phải đưa cháu lên khám chuyên khoa tại Khoa Nhi ở các bệnh viện ngay lập tức để được cứu chữa và tư vấn kịp thời, tránh những điều không may xảy đến cho các cháu”.


BS CK II Đinh Quang Tuấn, Trưởng Khoa Nhi Bệnh viện Trung ương Huế
http://www.thienthanh.vn

Chia sẻ :