Mùa đông và những bệnh tai mũi họng xảy ra với trẻ.

Đề phòng cho con các bệnh liên quan đến đường hô hấp vào mùa đông này các mẹ cần chú ý đến tai mũi họng của trẻ, cụ thể như các bệnh sau:

1.Sổ mũi:

Tại sao bé thường bị sổ mũi vào mùa đông hay khi có gió mùa đông bắc tràn về? Vì không khí lạnh kèm theo độ ẩm cao khiến cho các lớp chất nhầy ở niêm mạc mũi trở nên đặc quánh lại. Hơn thế nó còn khiến cho lớp lông ở bên trong mũi vận chuyển khó khăn, khả năng lọc bụi kém dẫn đến việc làm sạch, làm ẩm mũi họng kém dẫn đến lớp nhầy và lớp lông mũi hoạt động không tốt, nước mũi đọng lại ở vách sau của mũi khiến không khí chuyển động qua đây gây ra tiếng sột soạt cùng hiện tượng chảy nước mũi rất khó chịu. Đây là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và bụi xâm nhập và gây bệnh.

Để phòng bệnh bạn nên đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài, vệ sinh mũi cho trẻ sạch sẽ bằng nước nhỏ mũi sinh lý hàng ngày và dùng thường xuyên khi bé có dấu hiệu ngạt mũi. Tránh cho trẻ ra chỗ đông người để hạn chế lây bệnh.

Vệ sinh mũi cho bé sạch sẽ đặc biệt là trong mùa đông để phòng bệnh cảm cúm (ảnh minh họa)

2. Viêm VA:

Viêm VA là bệnh thường gặp ở các trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ từ 3 đến 7 tuổi, các triệu chứng của viêm VA như chảy nước mũi (nước mũi chảy từ trong đến đặc, từ vàng đến xanh). Kèm theo các biểu hiện của viêm VA đó là trẻ ho nhiều, sốt, họng đỏ. Trẻ ăn kém do họng sưng nuốt thức ăn gây đau nên trẻ thường quấy khóc, gầy yếu. Nếu không điều trị viêm VA ngay lập tức trẻ có thể bị viêm tai giữa, viêm phế quản ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ.

Phòng tránh viêm VA các bạn nhớ vệ sinh họng cho bé thật tốt, bé sơ sinh thường được rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý hàng ngày (rơ lưỡi, hai bên má, hàm trên và hàm dưới), cho bé uống từ 1 đến 2 thìa nước lọc đun sôi để ấm để làm sạch cặn sữa bám ở miệng bé. Với trẻ lớn hơn bạn có thể đánh răng cho trẻ 2 lần/ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý trước và sau khi ngủ. Cho trẻ ăn thức ăn loãng hơn khi trẻ bị viêm VA và không cho trẻ ăn thức ăn lạnh.

3. Viêm Amidan:

Khi mắc viêm Amidan trẻ sẽ cảm thấy khô, đau cổ, khó nuốt thức ăn, kèm theo đó là sốt nhẹ đến sốt cao, dịch mũi chảy ban đầu nước mũi trắng trong sau đó chuyển sang mầu vàng. Viêm Amidan có thể bị tái đi tái lại và nếu không điều trị dứt điểm thì dẫn đến các bệnh như viêm khớp, viêm cầu thận, áp xe quanh Amidan…

4. Viêm tai giữa:

Khi trẻ bị viêm họng rất dễ dẫn đến viêm tai và viêm tai giữa, nguyên nhân là do vi khuẩn từ họng này có thể lan lên tai. Ngoài ra niêm mạc mũi, họng, hòm tai, khí phế quản thường nhạy cảm và dễ kí chứng với kích thích lý hóa và cơ học khiến cho dịch bị ứ đọng gây ra tình trạng viêm tai giữa. Trong thời tiết mùa đông không khí lạnh tăng cường tràn về các bệnh viêm mũi họng gia tăng nhiều cũng gây ra tình trạng viêm tai giữa tăng theo nhiều hơn.

5. Cách phòng tránh các bệnh trong mùa đông

– Quàng khăn, đeo khẩu trang giữ ấm cổ cho bé khi đi ra đường

– Nhỏ nước muối sinh lý vệ sinh mũi cho bé, nếu bé có dịch ở mũi thì sau khi nhỏ nước muối sinh lý dùng dụng cụ hút mũi hút hết dịch mũi ra cho bé.

– Vệ sinh răng miệng, đánh răng, súc miệng nước muối 2 lần/ngày.

– Nếu bé ngạt mũi có thể dùng nước muối biển sâu xịt cho bé và hút dịch mũi ra để thông tắc mũi cho trẻ, tránh việc làm ứ đọng các chất dịch gây viêm nhiễm.

– Khi bé có dấu hiệu cảm cúm có thể áp dụng cho bé uống các bài thuốc dân gian như: quất hấp mật ong, chanh đào ngâm mật ong, lá húng chanh… trước khi dùng kháng sinh cho bé, để cơ thể bé tự điều chỉnh hệ miễn dịch.

– Lấy lát gừng áp vào động mạch cổ tay rồi lấy khăn quấn lại giúp giữ ấm cơ thể.

Tổng hợp

Chia sẻ :