11 tỉnh có dịch
Ông Hoàng Văn Năm - Cục trưởng Cục Thú y, Bô%3ḅ NN-PTNT - cho biết, từ đầu năm 2012 đến nay, dịch cúm gia cầm đã tái phát tại 11 tỉnh, thành.
Cụ thể, dịch đã xuất hiê%3ḅn tại 28 xã, phường của 21 quận, huyện thuộc các tỉnh Hải Phòng, Hải Dương, Thái Nguyên, Hà Nam, Bắc Giang, Quảng Trị, Thanh Hóa, Sóc Trăng, Kiên Giang, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Tổng cộng đã có 34.366 con gia cầm mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy.
Theo ông Năm, dịch phát ra lẻ tẻ và rải rác, phần lớn các tỉnh chỉ có mô%3ḅt hoặc hai hộ chăn nuôi có dịch và các ổ dịch đều đã được địa phương phát hiện sớm, xử lý gọn.
“Dịch bệnh vẫn đang có chiều hướng gia tăng nhưng tốc độ tái phát đã chững lại. Tuy nhiên, nguy cơ dịch bùng phát trên diện rộng là rất cao”, ông Năm lưu ý.
Nguy cơ dịch bùng phát rất cao do chưa có vắc xin phù hợp - Ảnh: Ngọc Thắng
|
Nguyên nhân, theo người đứng đầu Cục Thú y, vi rút cúm A H5N1 đang "lưu hành" rộng rãi ngoài môi trường, kể cả trên đàn gia cầm khỏe mạnh. Hiện nay, thời tiết lạnh, độ ẩm không khí cao, nhiều khi tới 90%, đang tạo điều kiện phát triển và lây lan cho loại vi rút này.
Trong khi đó, giết mổ và vận chuyển gia cầm gia tăng, nhiều đàn gia cầm đã hết miễn dịch hoặc được nuôi mới, tại các tỉnh phía Bắc vi rút đã biến đổi nhưng chưa có vắc xin phù hợp nên dịch tái phát là hoàn toàn có thể xảy ra ở bất cứ địa phương nào.
Bài toán vắc xin
|
Từ đầu năm 2012 đến nay đã có 2 trường hợp mắc cúm A H5N1 và cả hai đều bị tử vong.
Trong đó, 1 người ở Kiên Giang và 1 người ở Sóc Trăng.
Tính chung, từ năm 2003 đến nay, trên toàn quốc đã có 121 ca nhiễm cúm A H5N1, trong đó 61 người tử vong.
|
|
Theo ông Năm, giám sát dịch tễ cho thấy, từ cuối năm 2003 đến nay, vi rút cúm H5N1 đã có nhiều biến đổi.
Ngoài vi rút cúm H5N1 chủng Clade 1 truyền thống, đã xuất hiện chủng mới là Clade 2.3.2 tại các tỉnh miền Bắc, duyên hải miền Trung và Tây nguyên.
Trong đó, Clade 2.3.2 đã biến đổi và phát triển thành hai nhánh phụ có sự khác biệt lớn về kháng nguyên.
Nhánh phụ 1 gọi là 2.3.2 -A lưu hành rộng rãi ở hầu khắp các tỉnh. Nhánh phụ thứ 2 gọi là 2.3.3 -B mới chỉ phát hiện ở 8 tỉnh, thành.
Tình hình trở nên nghiêm trọng khi, kết quả thí nghiệm đánh giá vắc xin cho thấy, vắc xin lâu nay vẫn dùng khá hiệu quả là vắc xin H5N1 Re -1 tuy vẫn có hiệu lực đối với các nhánh vi rút đang lưu hành ở các tỉnh phía Nam nhưng đối với nhánh 2.3.2 -A thì hiệu quả bảo hộ không cao, chỉ 80%, và đối với nhánh B thì hiệu quả có khi chỉ ở mức 0%.
Vì thế, năm 2011, theo ông Năm, Bộ NN-PTNT đã trình Chính phủ xem xét phê duyệt việc tạm dừng tiêm vắc xin H5N1 Re -1 trên diện rộng thuộc chương trình tiêm phòng của nhà nước đối với đàn gia cầm ở các tỉnh phía bắc.
Sau khi tạm dừng tiêm phòng vắc xin, từ đầu năm 2012 đến nay, dịch tái phát tại nhiều tỉnh thành. Từ thực tế này, nhiều địa phương và các nhà chuyên môn cho rằng, cần phải xem lại chiến lược tiêm phòng.
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Cao Đức Phát lưu ý, các địa phương và bộ ngành liên quan cần triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới việc xác định được các nhánh vi rút nêu trên đang lưu hành ở đâu để có biện pháp đối phó phù hợp.
Tuy nhiên, hiện cơ quan hữu trách chưa xây dựng được bản đồ dịch tễ cụ thể nên cũng gây khó khăn cho công tác phòng dịch.
Bô%3ḅ trưởng Phát cho rằng, trong điều kiện hiện nay khi dịch đang tái phát và có dấu hiệu lan rộng, chúng ta vẫn phải áp dụng các biện pháp chống dịch một cách đồng bộ, có sự hỗ trợ của vắc xin.
Theo đó, tại các tỉnh phía Nam, hiệu quả bảo hộ của vắc xin vẫn ở mức cao, chúng ta tiếp tục triển khai tiêm phòng đúng kỹ thuật và đạt tỷ lệ cao.
Tại các tỉnh phía Bắc, nếu khu vực nào đang lưu hành vi rút nhánh 2.3.2 -A thì cũng áp dụng tiêm phòng để khoanh vùng dịch và ngăn chặn dịch tái phát.
Ở các địa phương đang lưu hành vi rút nhánh 2.3.2 -B chưa có vắc xin phù hợp thì phải tổ chức giám sát phát hiện dịch sớm và bao vây, dập dịch kịp thời, triệt để và áp dụng đồng bộ các biện pháp chống dịch khác.
Bô%3ḅ trưởng Cao Đức Phát cũng lưu ý, nghiêm cấm các địa phương "giấu dịch" và cơ quan hữu trách cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.